6 Bước Chuẩn Bị Trước Khi Sinh Con 1 Tháng Để Có Một Ca Vượt Cạn Hoàn Hảo

Chỉ với 6 bước chuẩn bị trước khi sinh con 1 tháng này, các bố mẹ sẽ không còn bất cứ lo lắng gì nữa. Hãy thư giãn để có một cuộc vượt cạn hoàn hảo.

Khi các mẹ bắt đầu đọc những dòng đầu tiên này, em xin chúc mừng các mẹ, các mẹ sắp được hưởng niềm hạnh phúc vô bờ bến mà không thể diễn tả được. Chỉ 1 tháng nữa thôi, khoảnh khắc thiêng liêng khi con cất tiếng khóc chào đời sẽ đến, sự mong mỏi chờ đợi cùng bao vất vả sẽ vỡ òa thành hạnh phúc.

Lúc bắt đầu viết bài này, kỷ niệm cảm giác trước khi sinh 1 tháng đối với em lại hiện ra như chỉ mới hôm qua thôi. Cảm giác thật hạnh phúc vì sắp có con. Ông xã thì thủ thỉ “mẹ sướng thật đấy, ngày nào cũng được cảm nhận những cái đạp, những cử chỉ của con ngay ở trong bụng”, mẹ chỉ cười vì mẹ biết rằng, mỗi khi bố áp tai vào bụng mẹ và trò chuyện với con, con lại đạp vào thành bụng mẹ để bố biết rằng “con cũng đang lắng nghe bố và con yêu bố nhiều”.

Thật là hạnh phúc không thể diễn tả được phải không các mẹ.

Hạnh phúc vô bờ khi được ôm con vào lòng

Và để chào đón một sự kiện quan trọng trong đời, việc chuẩn bị thật chu đáo là vô cùng quan trọng, nhất là với các mẹ sinh con lần đầu sẽ rất bỡ ngỡ. Với  kinh nghiệm của bà mẹ 3 con, em xin chia sẻ với các mẹ các bước chuẩn bị sau đây, chắc chắn các mẹ sẽ cảm thấy sự lo lắng, áp lực giảm đi một nửa đấy ạ.

6 Bước Chuẩn Bị Trước Khi Sinh Con 1 Tháng Để Có Một Ca Vượt Cạn Hoàn Hảo

1. Chọn tên cho con

Thời điểm 1 tháng trước sinh có nhiều bố mẹ đã chọn tên cho bé rồi, thậm chí là nghĩ ngay từ lúc mới biết có tin vui. Tuy nhiên, em vẫn nêu ra điều này đầu tiên, vì không chỉ riêng em mà em biết cũng có nhiều bố mẹ chưa chốt được tên cho bé, vẫn còn phân vân lắm ạ.

Trong quan niệm truyền thống của Việt Nam mình, việc chọn một cái tên để gửi gắm niềm mong đợi, niềm hy vọng cho con yêu của mình là điều rất được coi trọng. Cái tên được cho rằng sẽ gắn liền với tuổi thơ và tương lai, quyết định phần lớn đến cuộc sống sau này của con và các bố mẹ sẽ luôn muốn con mình có tên thật đẹp và ý nghĩa.

Trước thì em không biết thế nào, chứ với em thì khó chọn lắm ạ. Hai vợ chồng chụm đầu vào nghĩ, lập danh sách, theo cả thứ tự ưu tiên tên nào mình thích nhất. Rồi lại phải loại trừ theo các nguyên tắc như không được phạm húy (trùng tên với ông bà chú bác nội ngoại 2 bên), phải hợp phong thủy theo mệnh của con (em thấy trên mạng bảo thế) …cũng đau đầu lắm ạ.

Kể chuyện vui thế thôi nhưng chắc nhiều bố mẹ cũng giống nhà em nhỉ.

Các bố mẹ sẽ luôn muốn con mình có tên thật đẹp và ý nghĩa

Em nói chuyện tên ra đây bởi vì khi đi sinh, tên bé sẽ được bệnh viện ghi vào giấy chứng sinh, thủ tục quan trọng để làm giấy khai sinh sau này. Ngoài ra, liên quan đến việc làm giấy chứng sinh, khi đi sinh, các mẹ nhớ mang theo chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu photo nhé, để bệnh viện làm giấy chứng sinh cho chính xác ạ.

Chúc các mẹ chọn được tên thật hay và ý nghĩa cho bé nhà mình ạ!

2. Nên chọn bệnh viện nào để sinh con? Chi phí đẻ ở các bệnh viện?

Việc lựa chọn bệnh viện để sinh, ai là người đỡ đẻ là việc rất quan trọng mà các mẹ cần phải thật kỹ lưỡng. Để ca vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông thì yếu tố an toàn phải đặt lên hàng đầu, chi phí chỉ nên xếp thứ 2.

Chuyện của em thì yếu tố may mắn nhiều hơn. Chẳng là từ khi biết có tin vui, em đã lựa chọn được một bác sỹ viện sản Hà Nội có phòng khám sản ngay gần công ty em làm. Em theo bác sỹ ngay từ ngày đầu tiên và nhờ bác làm dịch vụ trong viện sản Hà Nội đỡ đẻ cho em luôn. Nhờ khám từ ngày đầu nên bác sỹ biết rất rõ về sức khỏe, tình trang của mẹ con em, rất thuận lợi khi sinh.

Tuy nhiên, thực tế không phải mẹ nào cũng sinh sống ở thành phố lớn hay có đủ điều kiện kinh tế để có nhiều sự lựa chọn tốt nhất, nên em nghĩ tùy vào nơi các mẹ sống và điều kiện của mình mà các mẹ có thể lựa chọn nơi để đón bé yêu của mình chào đời.

Chọn bệnh viện nào để sinh con là điều mà các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ

Em chỉ nêu ra đây một số yếu tố, hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho quyết định của các mẹ.

Thông thường sẽ có các lựa chọn sau:

– Bệnh viện phụ sản

– Bệnh viên đa khoa

– Bệnh viện tư nhân

– Nhà hộ sinh

Tùy vào nơi các mẹ sống mà có thể có ít hoặc nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, với tình trạng quá tải của các bệnh viện như hiện nay thì các mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn nơi sinh bé càng sớm càng tốt ạ. Việc này còn quan trọng hơn với các mẹ có quá trình mang thai “đặc biệt” hơn, ví dụ như huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ hay gặp vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thì càng phải lựa chọn nơi sinh cẩn thận hơn.

Ngoài ra, việc lựa chọn nơi sinh bé cũng có thể liên quan đến các mẹ đã chọn bác sỹ đỡ đẻ chưa, rồi các mẹ chọn đẻ thường hay đẻ mổ, đẻ dịch vụ hay bảo hiểm. 

Chọn bệnh viện nào để sinh con là điều mà các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ vì mỗi nơi sẽ có những cái lợi và mặt hạn chế riêng

Lời khuyên của em dành cho các mẹ là không nên lo lắng quá, hãy luôn vui vẻ. Tìm hiểu thật kỹ một chút vì nơi nào cũng sẽ có những cái lợi và mặt hạn chế riêng. Ngoài ra, nếu chọn nơi sinh bé ở xa nơi sinh sống thì các mẹ cũng nên có thêm một lựa chọn nơi gần nhà nhất đề phòng lúc trở dạ bất ngờ.

3. Chuẩn bị đồ đi sinh ở bệnh viện thật đầy đủ

Chuẩn bị đồ đi sinh em bé sẽ là điều khiến các mẹ hào hứng nhất trước khi đón bé yêu chào đời.

Em lúc nào cũng muốn chuẩn bị đồ đi sinh em bé sớm nhất để bất cứ khi nào thấy dấu hiệu chuyển dạ là “cứ thế mà xách lên xe”. Dù chẳng có gì nhiều, chỉ là quần áo và đồ dùng cần thiết cho hai mẹ con trong vài ngày, thế nhưng nếu thiếu bất cứ món gì, dù là nhỏ cũng “gay go” lắm đấy ạ! Đó là lý do mà em dù đã chuẩn bị đồ đạc gọn gàng đâu vào đấy rồi nhưng thỉnh thoảng lại… lôi ra kiểm tra lại vì lo sẽ thiếu món nào đó.

Các mẹ cần chuẩn bị trước thật đầy đủ đồ đi sinh ở bệnh viện để khi có dấu hiệu là có thể đi ngay

Vì thế, để có thể yên tâm hơn, các mẹ hãy tham khảo danh sách những món đồ cần mang theo dưới đây khi đi sinh nhé.

Giấy tờ tùy thân, tiền viện phí và sinh hoạt

Về giấy tờ tùy thân gồm chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện BHYT (nếu có). Mỗi loại nên được photo sẵn và không cần công chứng, tốt nhất mẹ nên mang theo cả bản gốc. Trong các món đồ cần chuẩn bị khi đi đẻ, mẹ đừng quên mang theo giấy tờ tùy thân nhé, vì chúng rất cần thiết để làm các thủ tục liên quan đến giấy tờ nhập viện, giấy chứng sinh, đóng viện phí tạm ứng,….

Ngoài ra, để bác sĩ tiện theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, xác định đúng tuổi của bé và tình trạng sức khỏe của mẹ, bạn phải nhớ mang theo sổ khám thai, kết quả siêu âm, xét nghiệm, chụp X quang, ….

Các mẹ nên mang theo sổ khám thai, kết quả siêu âm, chụp X quang trong suốt thai kỳ

Tiền viện phí: Khi xuất viện thì các mẹ mới cần thanh toán tiền viện phí, nhưng khi nhập viện, bệnh viện sẽ yêu cầu các mẹ phải đóng tiền tạm ứng, các mẹ phải chuẩn bị khoản này nhé.

Đồ cần mua cho bé

Về quần áo cho bé, các mẹ nên mua theo mùa nhé.

Danh sách các đồ cần chuẩn bị cho bé em có liệt kê dưới đây để các mẹ tham khảo

  • Quần áo cho bé sơ sinh: 5 – 7 bộ size nhỏ, 5-7 bộ size lớn. Khi chuẩn bị đồ đi sinh cho bé, mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton mềm thấm hút mồ hôi nếu vào mùa hè. Vào mùa đông nên chuẩn bị thêm áo gile mặc ngoài cho bé (khoảng 3-5 cái).
  • Bao tay chân: khoảng 5 bộ. Để giúp trẻ giữ ấm và tránh trường hợp trẻ đưa tay lên cào mặt thì bao tay và bao chân là không thể thiếu. Các mẹ nhớ lộn mặt trái và cắt hết chỉ thừa tránh quấn vào ngón tay/ngón chân bé.
  • Mũ thóp: loại bằng vải/cotton/mũ len mỏng. Dùng bảo vệ thóp cho bé.
  • Gối vỏ đỗ: 1 bộ gồm 1 cái gối đầu, 2 cái gối chặn khi bé ngủ
  • Tã lót: gồm các loại: tã chéo, tã xô, tã giấy, 30 cái cho mỗi loại. Nên chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Với tã giấy có thể dùng loại quần đóng tã, rất tiện lợi.
  • Khăn mềm lớn quấn bé giúp giữ ấm cho con cũng là món đồ mẹ chớ nên quên khi chuẩn bị đồ đi sinh, khăn mềm nhỏ chuẩn bị từ 1-2 cái để lót đầu cho bé.
  • Khăn giấy ướt: lau khi bé ị + giấy lót phân su
  • Khoảng 10 khăn xô nhỏ để lau mặt cho bé, 1 – 2 khăn xô lớn để thấm nước cho bé sau khi tắm.
  • Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau miệng cho bé và lau ngực cho mẹ.
  • Băng rốn: 4-5 cái
  • Rơ lưỡi: khoảng 10 hộp loại rơ lưỡi dùng 1 lần để vệ sinh miệng cho bé.
  • Bông gòn vô trùng, bông tăm, nước muối sinh lý dùng để vệ sinh cho bé.
  • Phấn rôm hoặc kem chống hăm: dưỡng da, chống hăm cho bé, nên thoa sau khi bé tắm.
  • Bình sữa, núm cao su mềm, dụng cụ cọ bình sữa: dùng trong trường hợp bé phải uống sữa ngoài.
  • Sữa bột cho trẻ sơ sinh
  • Một vài đồ dùng khác như:  Dung dịch NaCl 0.9% để rửa mắt, mũi, tấm lót chống thấm, sữa tắm cho trẻ, ly nước nhỏ và muỗng nhựa chịu nhiệt dành cho trẻ sơ sinh.
List đồ sơ sinh cho bé

Đồ cần mua cho mẹ

Bên cạnh việc chuẩn bị đồ đi sinh cho bé thì mẹ cũng cần chuẩn bị đồ cho cả chính bản thân mình nữa.

  • Áo dài tay có cài nút/cúc bấm (không nên mặc áo chui đầu vì sẽ khó cho bé bú), áo lót cho con bú 3-5 cái, quần dài: 4-5 bộ.
  • Vớ chân: 4-5 đôi tránh bị lạnh chân.
  • Dép đi trong nhà: để mẹ tập đi lại xung quanh sau khi sinh khoảng vài ngày.
  • Băng vệ sinh: 1 gói.
  • Bỉm sau sinh cho mẹ: 5-6 miếng (dùng trong những ngày đầu khi sản dịch ra nhiều), dài và dày, bề mặt mềm mại, tránh hăm bí, và ngăn chất lỏng trào ra ngoài.
  • Quần lót giấy: 2 gói (10c): dùng một lần rồi bỏ rất tiện lợi.
  • Miếng lót thấm sữa: 2 gói tránh thấm sữa ra áo, đặc biệt với những bà mẹ nhiều sữa.
  • Dầu chàm/dầu khuynh diệp rất cần thiết khi mẹ chuẩn bị đồ đi sinh. Dầu sẽ được sử dụng để bôi vào các vị trí như bàn chân, sau tai cho ấm người vì phụ nữ sau sinh rất dễ bị lạnh.
  • Son dưỡng môi và kem dưỡng ẩm: tránh khô môi, giữ ẩm cho da vì phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu và bị mất nước nhiều.
  • Các đồ dùng cá nhân khác: chai nước, khăn mặt, bàn chải, dây buộc tóc, kem đánh răng, lược, bao nilon để đựng đồ bẩn.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu khi chuẩn bị đồ đi sinh cũng nên tránh mang theo một số vật dụng như trang sức vì gây vướng víu khi lên bàn sinh nở chưa kể đến bệnh viện là nơi đông người khó kiểm soát, có thể bị mất đồ.

Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ, nên dùng đồ rộng, thoải mái và dễ cho con bú

Chuẩn bị đồ dùng cho người nhà và các đồ vật khác

Khi đi sinh đa phần các mẹ sẽ có người nhà đi cùng trợ giúp. Do đó nên có một số đồ sau:

  • Chiếu hoặc giường gấp để có chỗ ngả lưng.
  • Phích nước nóng: Một số mẹ không có sữa ngay nên bé có thể phải dùng sữa công thức. Lúc này nước khoáng đun sôi là không hợp lý mà bắt buộc phải dùng nước lọc đun sôi để pha sữa. Bình nước nóng cũng rất cần đề vệ sinh cơ thể cho cả mẹ và bé mỗi ngày.
  • Cốc nhựa (2 chiếc): 1 chiếc có nắp để đựng nước uống và 1 cốc không nắp để chải răng, bàn chải, kem đánh răng (tuýp nhỏ), khăn mặt, khăn lau, có thể chuẩn bị thêm kẹp tóc/dây cột tóc.
  • Bát, đũa, thìa dùng khi ăn cháo/cơm.
  • Khăn giấy, giấy vệ sinh.
  • Chậu: một chiếc chậu rửa mặt và một chậu cỡ vừa để đựng đồ vừa thay ra của bé.
  • Túi đựng đồ bẩn: Những chiếc bao tay, bao chân, mũ,… của con và  đồ cá nhân của mẹ sau khi thay ở bệnh viện sẽ không tiện giặt ngay, mẹ có thể phân loại, cho vào túi riêng để mang về nhà.
  • Túi đựng rác: 5 – 10 chiếc.

4. Tìm sự giúp đỡ từ người thân

Việc sinh đẻ và chăm sóc em bé sơ sinh sẽ rất vất vả, nhất là khi các mẹ sinh lần đầu thì chắc chắn sẽ rất bỡ ngỡ, đôi khi còn luống cuống nữa. VÌ vậy cần có sự trợ giúp từ người thân, tốt nhất là bà nội bà ngoại vì các bà rất có kinh nghiệm và cũng như các mẹ, các bà rất ngóng chờ được bế cháu đấy ạ.

Bà nội và Bà ngoại là người hỗ trợ cho các mẹ tốt nhất khi sinh bé

5. Chuẩn bị tâm lý trước sinh

Tất cả các mẹ đều chờ đợi sự ra đời của con mình với những cảm xúc hồi hộp xen lẫn vui mừng. Ngay cả khi việc mang thai khá mệt mỏi và nặng nề, thì những suy nghĩ về đứa con cũng giúp mẹ vượt qua những tháng ngày dài thai nghén. Tuy nhiên đối với nhiều bà mẹ lại có nhiều cảm giác lo lắng và sợ hãi. Nguyên nhân đa phần là:

  • Tâm lý lo lắng chung không cụ thể.
  • Lo lắng về cơn đau và làm thế nào để vượt qua nó.
  • Lo lắng lúc sinh chỉ có một mình mà không có ai bên cạnh.
  • Những câu hỏi như liệu con mình có phát triển tốt không? Mình có ổn không? Và sẽ như thế nào nếu mẹ hoặc con không ổn?
  • Lo ngại về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai trong mối quan hệ vợ chồng. Ví dụ như liệu chồng mình còn thấy mình hấp dẫn hay không?
  • Lo lắng về hình ảnh đau đớn khi chuyển dạ sẽ trở nên không hấp dẫn và kì cục.
  • Lo ngại về việc mất kiểm soát.
  • Không biết phải làm gì và nhiều khi ngớ ngẩn.
  • Lo ngại về những thay đổi cơ thể từ việc sinh nở như vóc dáng.

Và còn rất nhiều nỗi lo sợ “không tên” khác. Mặc dù điều này là bình thường nhưng mẹ cũng nên kiểm soát tâm trạng, không để mình lo lắng quá. Vì chính nỗi lo sợ này sẽ khiến những ngày cuối thai kỳ mệt mỏi hơn và quá trình sinh nở cũng gặp trở ngại.

Để giảm bớt nỗi lo âu, mẹ cần chuẩn bị thật tốt cho quá trình chuyển dạ. Điều đầu tiên là mẹ hãy tìm hiểu đầy đủ kiến thức về dấu hiệu sắp sinh, cuộc “vượt cạn” và phục hồi sau sinh. Khi đã nắm chắc được kiến thức, mẹ sẽ hình dung rõ hơn, từ đó biết mình nên làm gì để vượt qua dễ dàng.

Các lớp học tiền sản sẽ cung cấp các kiến thức cần thiết cho các mẹ trước khi sinh

Có các cách sau để các mẹ trang bị thêm kiến thức cho mình:

  • Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những lo lắng của bạn và họ sẽ giúp bạn vượt qua những lo lắng đó.
  • Chia sẻ nỗi lo lắng của bạn với chồng, người thân và bạn bè. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giúp bạn thấy thoải mái hơn.
  • Tránh nghe những câu chuyện không hay về sinh nở.
  • Lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống ngoài dự kiến. Hãy nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát hòan toàn khi chuyển dạ và sinh con mà các bác sĩ sẽ giúp bạn việc đó.
  • Tham dự các lớp bổ sung kiến thức về sinh sản.
  • Tin tưởng vào bác sĩ. Họ có hệ thống và quy trình để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé.
  • Đừng ngại đặt câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy bối rối, không chắc chắn, sợ hãi hay lo lắng thì hãy chia sẻ điều đó với nữ hộ sinh / bác sĩ sản khoa. Cảm giác căng thẳng sẽ khiến bạn không thoải mái khi sinh nở.
  • Tìm hiểu thông tin về chuyển dạ, sinh con, chọn cách giảm đau và phục hồi sau khi sinh.
  • Tham gia các lớp thư giãn như yoga, thư giãn cơ bắp, tham gia giáo dục, thiền định và mát-xa.
Các mẹ cũng có thể hỏi và nghe tư vấn của các bác sỹ sản khoa để có thêm kiến thức cho mình

Luôn nhớ rằng sinh con là chuyện bình thường, và nó đang diễn ra hàng ngày với mọi người. Mặc dù với cá nhân kinh nghiệm là giới hạn nhưng với cả quá trình thì chuyện đó hoàn toàn thông thường.

6. Chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ sơ sinh

Suốt những tháng ngày dài mong ngóng sự xuất hiện của bé, bố mẹ có khá nhiều thời gian để làm những điều tuyệt vời nhất dành cho bé, một trong số đó là việc trang phí phòng ngủ cho bé.

Thường có 2 trường hợp là bé sẽ ngủ cùng bố mẹ hoặc ngủ tiêng. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào thì các bố mẹ cũng nên để ý đến nhứng điều sau:

  • Màu sắc: Màu sắc trong phòng nên dịu nhẹ, thanh bình.
  • Hệ thống chiếu sáng vừa đủ, dịu để bé dễ ngủ, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào chỗ bé khi ngủ.
  • Cách âm: Bé rất dễ giật mình vì những âm thanh ồn ào, hãy giảm thiểu tối đa tiếng ồn và cách âm phòng đủ tốt để bé có thể ngủ ngon giấc cả đêm, như vậy bố mẹ sẽ đỡ vất vả hơn ạ.
  • Tránh để các thiết bị điện, điện tử, điện thoại gần chỗ bé ngủ để tránh sóng điện từ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Tốt nhất nên cách xa khoảng 1m8 trở lên.
  • Nhiệt độ và độ ẩm: Ba mẹ nên lau chùi phòng thường xuyên để giữ cho phòng luôn sạch sẽ. Độ ẩm và nhiệt độ trong phòng nên giữ ở mức phù hợp (Khoảng 24 – 28 độ vào mùa hè và 18 – 20 độ vào mùa đông, độ ẩm ở mức khoảng 50 – 55%)
  • Không khí: Nếu thời tiết tốt và không khí xung quanh nhà trong lành và yên tĩnh, thi thoảng các mẹ cũng nên mở cửa sổ và cửa ra vào để không khí lưu thông.
Chuẩn bị một phòng ngủ thật tốt cho bé sẽ giúp bé luôn khỏe mạnh và bố mẹ sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều

Ngoài ra, hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam, nhất là những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh luôn trong TOP đầu của thế giới, điều này rất có hại đến sức khỏe và hô hấp của trẻ sơ sinh. Để cho bé luôn khỏe mạnh, để không khí trong nhà luôn sạch sẽ, các bố mẹ nên cân nhắc mua máy lọc không khí để sử dụng trong phòng nhé.

Vậy là với một list các công việc cần chuẩn bị trước 1 tháng để có một ca vượt cạn hoàn hảo, mẹ tròn con vuông, các mẹ đã có đầy đủ các kinh nghiệm trước khi sinh bé rồi đó.

Bây giờ các mẹ hãy nghỉ ngơi, thư giãn cho ngày trọng đại nhé.

>> Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh, chúc mẹ tròn con vuông, và để bảo vệ sức khỏe cho bé thật tốt, chắc chắn các mẹ nên tham khảo các sản phẩm máy lọc không khí TỐT NHẤT CHO TRẺ SƠ SINH của Không Khí Xanh, cam kết luôn rẻ nhất thị trường. Thân mến!

Bản quyền bài viết thuộc về khongkhixanh.vn

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết liên quan